CÁCH LÀM VIỆC VỚI DEADLINE

 Mình vẫn nhớ mãi ngày xưa đi làm có hai bạn nhân viên A và B.

- A phong cách nhanh nhảu, hỏi cái gì cũng tự tin là em biết rồi ạ. Rồi khi làm việc, hứa là tầm 3-4 hôm là xong, nhưng mà đến ngày thì toàn phải xin phép là cho em lùi lại một hôm vì không làm kịp.
- B thì phong cách thận trọng hơn. Nếu giao cho bạn ấy làm thì thường bạn ấy sẽ xin tầm 7-8 hôm. TUY NHIÊN, bạn ấy bao giờ cũng thế, toàn hoàn thành sớm hơn 1 hôm so với dự định.
Như vậy cả hai bạn này đều làm với thời gian là như nhau ( 5-6 hôm ). Cơ mà cái cách của B luôn cho mình cảm thấy là bạn ý đã cố gắng để hoàn thành công việc trong thời gian sớm nhất có thể và vượt qua kỳ vọng ban đầu. Còn A thỉnh thoảng hứa là sẽ xong hôm này, hôm kia nhưng đến hạn không làm xong lại xin hoãn nên đôi khi nhiều người khác không thích (MẶC DÙ THỜI GIAN LÀM LÀ Y NHƯ NHAU NẾU SO VỚI B)
Làm mình nhớ đến thỉnh thoảng có mấy lần đặt hàng trên amazon và ship về VN. Họ thông báo khoảng chục ngày hàng về đến nơi. Tuy nhiên thực tế thì tầm 7 hôm gì đó là mình nhận được rồi, đôi lúc thấy rất hài lòng vì mình thấy hàng đến sớm hơn so với dự tính.
Chợt nhận ra là đi làm thì khách hàng, cấp trên, đồng nghiệp luôn có một sự kỳ vọng rằng bạn sẽ hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu sau khoảng thời gian đó bạn không thể hoàn thành thì bạn sẽ gặp vấn đề. Chính vì vậy bạn hãy chỉ nên cam kết những khoảng thời gian mà bạn có thể kiểm soát được và sau đó hoàn thành đúng hạn hoặc tốt nhất là sớm hơn cái hạn đó, như vậy mới có thể ghi điểm trong mắt họ.
Đừng có cam kết quá lên, tự tin chém gió quá đà rằng cái này cái kia em làm nhanh, 1-2 hôm có ngay mà - nói thế làm kỳ vọng của người ta lên rất cao, xong đến hôm đó không có cho họ đôi khi sẽ gây ra sự ức chế, phàn nàn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ebook (Free) : Bước từ trường học ra trường đời (UPDATE TẬP 3) -Cực kỳ hữu ích với Sinh viên kinh tế tìm hiểu kiến thức xã hội để bước vào đời & người mới đi làm cần tìm định hướng

Gửi những bạn mới ra trường - Phần 1 ( năm 2021)

NÊN CHỌN NGHỀ GÌ ĐỂ SAU CÓ TƯƠNG LAI...