So sánh cơ hội các bạn học trường Top với trường thường. Trường học với trường đời cái nào quan trọng hơn? Trường ĐH dạy nhiều hay ít?

 Chào cả nhà, anh khóa 47 nên đã ra trường rất lâu rồi. Hôm nay anh muốn giúp các em trả lời ba câu hỏi mà anh tin là ai cũng quan tâm nhưng hầu như đều không có câu trả lời rõ ràng:

- So sánh cơ hội rèn luyện giữa các bạn học trường Top, trường thường và những người không học ĐH. Liệu trường Top có nhiều cơ hội hơn các trường khác? liệu không học ĐH thì sẽ kém hơn các bạn đi học?

- Trường học và trường đời? cái nào quan trọng hơn?

- Tại sao có người kêu trường ĐH dạy quá nhiều môn học vô bổ mà không dùng đến? Cơ mà có người lại kêu là trường ĐH đào tạo không đủ nên ra trường làm vẫn thiếu kiến thức?? - VẬY AI MỚI LÀ NGƯỜI NÓI ĐÚNG

1. So sánh người học Trường Top, Trường thường & không đi học ĐH.

Giờ anh lấy ví dụ như thế này cho dễ hiểu nhé. Tất cả cùng đi xem phim ở rạp.

- Những bạn có vé Vip, chỗ ngồi tốt, dễ xem là ví dụ các bạn học trường top
- Những bạn có vé bình thường, chỗ ngồi hơi khó xem hơn 1 chút đại diện cho các bạn học trường thường
- Những bạn không có vé đại diện cho những người không đi học ĐH

Những người có vé thì đương nhiên là họ được vào rồi. Còn những người không có vé thì sao? có phải tất cả bọn họ đều phải ở ngoài không? - câu trả lời là KHÔNG. 

- Có một số người không có vé, nhưng họ có người nhà làm trong rạp nên họ vẫn có thể vào - nó đại diện cho những người con ông cháu cha (COCC) - rất phổ biến trong XH ngày nay

- Có một số người không có vé, cũng không phải COCC nhưng họ vẫn vào được. Ví dụ như có đứa đến xem vé nó thấy anh soát vé, nó bảo là "anh ơi, anh có ngy chưa? ở nhà em có Chị xinh lắm, mà chị em chưa có ngy, anh cho em vào đi, em giới thiệu cho?" - Thế là nó được vào. Đây là một ví dụ vui thôi, nhưng nó đại diện cho những người "KHÔN LỎI'. Bọn em quan sát xung quanh mà xem, nhiều người không học ĐH nhưng họ rất khôn ngoan, và cái sự khôn ngoan đó của họ đã bù đắp được cho sự thiếu hụt về học vấn.

BÀI HỌC 1: CÓ VÉ HAY KHÔNG CÓ VÉ ĐỀU CÓ THỂ VÀO XEM PHIM ĐƯỢC, TUY NHIÊN NẾU CÓ THỂ HÃY CHỌN CÓ VÉ ĐỂ CÓ THỂ CHẮC CHẮN MÌNH ĐƯỢC VÀO -VÀ NÓ CŨNG ĐỠ VẤT VẢ HƠN NHIỀU. NẾU KHÔNG CÓ VÉ THÌ BUỘC PHẢI DÙNG NHỮNG "PHƯƠNG PHÁP ĐẶC BIỆT" .

Và tiếp, giờ đã đến giờ chiếu phim rồi. Nhiều bạn ngồi ở ghế VIP, quan sát tốt hơn cơ mà xem phim họ không tập trung xem, thỉnh thoảng ngủ gật hoặc làm việc riêng. Trong khi nhiều bạn ngồi ở vị trí khác khó xem hơn nhưng họ rât tập trung và quyết tâm xem, chính vì thế họ tiếp thu được nhiều hơn.

BÀI HỌC 2: HỌC TRƯỜNG TOP CÓ NGHĨA EM CÓ '"CƠ HỘI RÈN LUYỆN TỐT HƠN" NHƯNG KHÔNG ĐẢM BẢO LÀ EM SẼ THÀNH CÔNG, THÀNH CÔNG HAY KHÔNG CÒN PHỤ THUỘC VÀO CHÍNH BẢN THÂN EM NỮA. CHỨ BẢN THÂN SAU KHI VÀO ĐƯỢC RỒI MÀ KHÔNG CỐ GẮNG THÌ SAU 3-4 NĂM RA TRƯỜNG VẪN SẼ THUA CÁC BẠN TRƯỜNG KHÁC.

Tiếp, bộ phim rất dài. Trong quá trình xem thì mỗi người sẽ hay chú ý một kiểu. Ví dụ có người thì quan tâm và chú ý đến đoạn tình cảm lãng mạn tỏ tình, có người lại quan tâm đến cảnh phim hành động đánh nhau, bắn nhau giải cứu con tin, có người lại quan tâm đến sự sắp đặt các âm mưu,......

BÀI HỌC 3: MỖI NGƯỜI KHÁC NHAU SẼ KHÁC NHAU. NHƯ ĐI HỌC ĐH THÌ CÓ NGƯỜI TẬP TRUNG VÀO HỌC ĐỂ LẤY 4.0 GPA, CÓ NGƯỜI TẬP TRUNG VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG, CÓ NGƯỜI CHỈ CHĂM CHĂM ĐI LÀM,.... VÀ RÕ RÀNG KHÔNG AI GIỐNG AI.

Trong quá trình xem phim đó đa số chỉ xem thôi, nhưng có một số bạn vừa xem vừa suy nghĩ. Họ nghĩ xem là ví dụ mình là nhân vật A thì liệu mình có tán được bạn B không? Ví dụ mình mà là nhân vật C thì lúc đấy mình có thể cứu người đươc hay không? mình sẽ nói y như trong phim hay dùng ngôn từ khác? Mình có quyết định hy sinh cái này để lấy cái kia không?? - ĐÓ ĐẠI DIỆN CHO NHỮNG NGƯỜI TƯ DUY VÀ HỌC TẬP BẰNG ĐẦU ÓC

BÀI HỌC 4: ĐI HỌC NHIỀU BẠN HỌC MÁY MÓC, ĐƯỢC DẠY CÁI GÌ THÌ BIẾT CÁI ĐÓ. TRONG KHI CÓ NHỮNG BẠN HỌC BẰNG ĐẦU ÓC. VÍ DỤ NHƯ SAU KHI ĐƯỢC HỌC HỌ ĐỀU TƯ DUY VÀ TÌM CÁCH LIÊN TƯỞNG THỰC TẾ ĐỂ ĐỐI CHIẾU. VÍ DỤ CHỌ VI MÔ, VĨ MÔ THÌ HỌ ĐỐI CHIẾU LUÔN ĐẾN THỊ TRƯỜNG BUÔN BÁN HAY GIÁ XĂNG DẦU THẾ GIỚI...... - VÀ ĐÓ MỚI LÀ NHỮNG NGƯỜI SẼ TIẾN XA ( BẤT KỂ HỌ HỌC TRƯỜNG NÀO)

2. Trường học và trường đời, Cái nào quan trọng hơn ?

Đây là một câu hỏi khó, giờ chúng ta sẽ đến với một ví dụ học bơi nha.Có hai nhóm người học bơi

- Nhóm A là những bạn học bơi theo trường lớp, có GV dạy bơi đàng hoàng, học bơi ở bể bơi. Và chắc chắn là nhóm A này ai cũng sẽ biết bơi (trường hợp lười không tập thì không nói nhé)

- Nhóm B là các bạn chả có ai dậy cả, họ phải tự học, tự phải ra sông hồ mà tập. Cái này sẽ không giống với nhóm A, ở nhóm B này có bạn sẽ tập và biết bơi, nhưng sẽ có bạn mãi vẫn không biết bơi, và có một số bạn kém may mắn có thể chết đuối vì không có ai dạy bài bản hướng dẫn....

BÀI HỌC 5: TRƯỜNG HỌC DẪU SAO CŨNG AN TOÀN HƠN SO VỚI TRƯỜNG ĐỜI. TRƯỜNG ĐỜI CHẢ CÓ AI HƯỚNG DẪN, CÓ BỊ LÀM SAO CŨNG CHƯA CHẮC ĐÃ CÓ NGƯỜI CỨU

Nhiều bạn nhóm A và nhóm B có gặp nhau, các bạn nhóm A nhận ra nhiều bạn nhóm B dù không ai dậy nhưng họ bơi giỏi hơn cả mình. Lúc đó nhiều bạn than thở là "biết thế đi học làm gì mà cuối cùng không bằng đứa không đi học"..... -BỌN EM THẤY CÂU NÀY QUEN KHÔNG? - Cơ mà các bạn nhóm A không biết là các bạn ấy một tuần chỉ học bơi 2-3 buổi thôi. Còn nhóm B thì nhiều bạn (không phải tất cả) ngày nào họ cũng ra sông bơi, thời lượng bơi của họ nhiều hơn các bạn nhóm A rất nhiều nên họ bơi giỏi hơn là bình thường thôi

BÀI HỌC 6: TRƯỜNG ĐỜI RẤT QUAN TRỌNG. RA XH CÁC EM SẼ THẤY NHIỀU BẠN, NHIỀU ANH CHỊ KHÔNG HỌC QUA TRƯỜNG LỚP NÀO CẢ, HOẶC HỌC NHỮNG TRƯỜNG TOP RẤT THẤP NHƯNG HỌ LÀM VIỆC GIỎI HƠN CẢ MÌNH. NHIỀU NGƯỜI HỌC KHÔNG HẾT PHỔ THÔNG MÀ HỌ GIÀU KINH KHỦNG - Ở ĐÂY HỌ KHÔNG ĐƯỢC HỌC BÀN BẢN Ở TRƯỜNG HỌC NHƯNG CHẮC CHẮN LÀ HỌ ĐÃ HỌC RẤT NHIỀU Ở TRƯỜNG ĐỜI, VÀ "HỌ HỌC NHIỀU HƠN CÁC EM RẤT NHIỀU" NÊN HỌ ĐÃ THÀNH CÔNG ( CHỨ ĐỪNG CÓ NGHĨ LÀ HỌ KHÔNG HỌC GÌ MÀ THÀNH CÔNG, ĐÓ LÀ SUY NGHĨ SAI LẦM)

Đến đây chắc nhiều em lại nghĩ là thế học ở trường học làm gì, em bỏ học em ra đời luôn, có thể có nguy cơ "chết đuối" nhưng em chấp nhận vì "liều ăn nhiều mà", không liều sao thành công??? liều ra ngoài XH bươn trải trường đời cho giàu nhanh, chứ ngồi ở giảng đường ĐH chán quá rồi mà không giàu được.....

Vậy bọn em nhìn rộng ra sẽ thấy nhé, trở về câu chuyện học bơi. Anh chắc chắn là nếu đem bạn bơi giỏi nhất của nhóm A so với bạn bơi giỏi nhất của nhóm B ra thi đấu thì bạn nhóm A thường sẽ chiến thắng. Cũng như các vận động viên bơi lội nổi tiếng toàn thế giới cũng toàn là những người được đào tạo bài bản. Họ được đào tạo để chỉnh lại động tác thế nào cho đúng từ đó sẽ bơi nhanh hơn, học chiến thuật tiết kiệm sức khi bơi, học cách thở đúng cách..... đấy là cái mà phải đi học mới biết.

Nhìn rộng ra ngoài XH sẽ thấy nhiều người chả học gì họ vẫn thành công. Cơ mà thành công của họ ở mức độ nào đó thôi. Họ chỉ có thể là những "con buôn giàu có" thôi chứ có mấy ai làm Doanh Nhân, hay chủ tịch tập đoàn lớn được. Bọn em để ý mà xem, Giám Đốc hay chủ tịch các tập đoàn lớn ở VN hay trên thế giới ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ HỌC.Còn trường hợp như Bill Gate bỏ học là vì ông ấy quá giỏi rồi, trường ĐH không thể nào dạy thêm gì cho họ nữa nên họ bỏ.

Đúng là trường học chỉ dạy "lý thuyết". Nhưng bọn em có thắc mắc là lý thuyết đó ở đâu mà ra không? Đó là những điều được đúc kết từ thực tế, nó đúng với hàng ngàn, hàng triệu người trên thực tế thì mới ra được những lý thuyết như thế, nên nhiều Doanh Nhân thành đạt họ vẫn đi học các khóa học về Thạc Sỹ MBA là vì thế. Và càng người có tiền họ càng đầu tư cho con đi học.

BÀI HỌC 7: KHÔNG CẦN QUA TRƯỜNG HỌC VẪN CÓ THỂ THÀNH CÔNG. NHƯNG ĐỂ BƯỚC ĐẾN ĐỈNH CAO, ĐỂ LÀM NÊN NHỮNG ĐIỀU TO LỚN, Ý NGHĨA VÀ ĐỂ THÀNH CÔNG ĐÓ LỚN HƠN THÌ NHẤT ĐỊNH PHẢI QUA TRƯỜNG HỌC VẬY NÊN CÒN ĐI HỌC HÃY CỐ MÀ HỌC.

Trường học hay trường đời đều quan trọng. Em bỏ cái nào cũng đều dở nên hãy nhớ  HỌC CẢ HAI.

3. Trường ĐH dạy nhiều hay ít.

Bọn em hỏi những anh chị cựu SV, đặc biệt là những người mới ra trường ấy, sẽ có hai ý kiến khác nhau:

- Một số người sẽ nói là trường ĐH dạy quá nhiều những thứ vô bổ không dùng đến, dạy quá nhiều, quá lan man.

- Một số người khác lại kêu trường ĐH dạy quá ít, ra trường không làm việc được lại phải học thêm.

Ơ thế mỗi người nói một kiểu thế này thì ai nói mới là đúng???

Giờ anh lại lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu nha. Giả sử bọn em học chuyên ngành thợ săn đi. Trường ĐH sẽ dậy bọn em cách săn thú bằng sùng, bằng cung tên, bằng đặt bẫy, bằng thuốc độc..... TUY NHIÊN

- Mặc dù dạy nhiều như vậy nhưng sau này ra trường bọn em thường chỉ làm 1 trong số đó thôi. Ví dụ bạn thì sẽ làm thợ săn chuyên dùng súng, và cả đời bạn ấy không biết đến đặt bẫy hay thuốc độc làm gì.... như vậy bạn đó sẽ kêu là ngày xưa đi học toàn học những cái vô bổ không dùng đến.

- Trường dạy rất nhiều nhưng chỉ dậy rất cơ bản. Ví dụ trường có thể dạy em ngắm bắn săn thú. Tuy nhiên ra ngoài thực tế thì có nhiều loại thú khác nhau. Bắn thỏ khác, bắn trâu rừng khác, mà bắn gấu thì khác.... ví dụ bắn thỏ thì 1 phát nó chết rồi, nhưng bắn gấu đôi khi phải nhiều phát mới chết, nên để bắn được gấu phải nấp kỹ, không bắn phát đầu tiên nó không chết quay ra tấn công mình thì mình cũng tạch - Mấy cái này phải thợ săn có kinh nghiệm họ học ngoài thực tế mới biết chứ trường lớp KHÔNG DẠY - nên nhiều thợ săn suýt chết vì săn gấu lại nổi cáu, họ kêu trường ĐH dạy họ quá ít..... lẽ ra cần phải dạy chuyên sâu hơn. Hoặc tệ hơn là nhiều người còn phát biểu là trường ĐH chả dậy được cái gì ra hồn, ra ngoài DN đều phải đào tạo lại hoặc ra ngoài phải học thêm thì mới làm được việc

ĐÂY LÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC HỌC ĐH, NÓI HỌC THỪA CŨNG ĐÚNG MÀ THIẾU CŨNG ĐÚNG. TRƯỜNG NÀO CŨNG THẾ THÔI, KỂ CẢ CÁC EM DU HỌC MỸ HAY CHÂU ÂU CŨNG VẬY. Trường ĐH chỉ có thể dạy những cái cơ bản nhất: MỘT là ai lượm nhặt được cái thì thì lượm nhắt, HAI là sau này ai làm mảng gì thì tự đào sâu mảng đó mà thôi.

BÀI HỌC 8: VỚI KINH NGHIỆM 10 NĂM RA TRƯỜNG LĂN LỘN CỦA MÌNH THÌ ANH KHUYÊN BỌN EM HỌC ĐH NÊN CHỌN LỌC CÁC MÔN, KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI CÁI GÌ CŨNG HỌC, RẤT MẤT THỜI GIAN. THAY VÀO ĐÓ MỘT LÀ LƯỢM NHẶT NHỮNG MÔN, NHỮNG CÁI CẦN THIẾT, MÔN NÀO THẤY NÓ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG CỦA MÌNH THÌ HỌC VỪA PHẢI. THỜI GIAN ĐÓ EM NÊN RA NGOÀI HỌC THÊM. CÓ THỂ HỌC THÊM KHÓA HỌC, CHỨNG CHỈ BÊN NGOÀI HOẶC ĐI LÀM THÊM ĐỂ HỌC TỪ CÔNG VIỆC THỰC TẾ.

Trên đây là 8 bài học mà anh đã đúc kết, hy vọng là nó sẽ hữu ích với nhiều người.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ebook (Free) : Bước từ trường học ra trường đời (UPDATE TẬP 3) -Cực kỳ hữu ích với Sinh viên kinh tế tìm hiểu kiến thức xã hội để bước vào đời & người mới đi làm cần tìm định hướng

Gửi những bạn mới ra trường - Phần 1 ( năm 2021)

NÊN CHỌN NGHỀ GÌ ĐỂ SAU CÓ TƯƠNG LAI...