HỌC ĐẠI HỌC CÓ CẦN HỌC QUÁ GIỎI HAY CHỈ CẦN HỌC VỪA VỪA ????

HỌC ĐẠI HỌC CÓ CẦN HỌC QUÁ GIỎI HAY CHỈ CẦN HỌC VỪA VỪA ????


Chào cả nhà, mình chắc chắn là khi các bạn đem câu hỏi này đi hỏi các cựu SV đã ra trường, kể cả những người tất thành công, giàu có thì cũng đều nhận đc câu trả lời theo kiểu như thế này :
- Người thì bảo : phải chăm chỉ học hành vào thì sau mới có tương lai tốt.
- Có người lại bảo là : Ôi dào, học nhiều làm gì, mấy đứa GPA 3.9 hay 4.0 sau này ra trường chưa chắc đã giàu, đã thành công hơn mấy đứa học dốt đâu.
Đấy, mỗi người nói một kiểu mà chả biết ai nói đúng, ai nói sai.... Và mãi sau này, khi ra trường đi làm rất nhiều năm mình mới hiểu ra vấn đề.
Với tư cách là người từng là 1 SV xuất sắc tại FTU, và rất nhiều năm ra trường, từng có cơ hội quan sát, tiếp xúc với rất nhiều cực sinh viên thành công ( có đủ các thành phần học hành từ siêu nhân đến học dốt) thì hôm nay mình sẽ giải đáp câu hỏi này. Mình tin là nhiều người sẽ hiểu ra vấn đề.
( Bài viết mình chỉ nói đến vấn đề học mà ko nói về các hoạt động hay làm thêm)
Đầu tiên thì mình xin chia các ngành nghề học trên trường ĐH thành hai loại :
1. Ngành cụ thể:
Hiểu đơn giản là nghe tên thế nào thì sau này ra trường làm nghề đó. Ví dụ như kế toán, ngân hàng..... Bạn học kế toán thì ra làm kế toán -rất đơn giản, chả có gì phải nghĩ.
Với nghề này thì ĐA SỐ những môn chuyên ngành học trên trường đều rất hữu ích và mình nghĩ các bạn nên cố gắng học thật nhiều, thật giỏi. Rất nhiều bạn ra trường đi làm lại phải kiếm lại sách giáo trình hồi đại học để ôn lại thì mới làm được việc. Nói thế để các em thấy là học nó quan trọng như thế nào. Hồi SV học tốt bao nhiêu thì đi làm sau này nó nhàn bấy nhiêu.
TUY NHIÊN, là nó sẽ có nhược điểm.Ví dụ như bạn học ngành Ngân Hàng, đúng ngành thì sẽ ra làm NH. Nhưng trong quá trình học bạn lại phát hiện ra mình không thích ngân hàng mà lại thích marketing. Trường hợp này sẽ khá khó, vì bạn vừa phải hoàn thành chương trình trên trường ( mà thường khá nặng) và vừa phải đi tìm hiểu cái mình thích...... Nên là làm trái ngành sẽ hơi khó hơn một chút ( hơi khó thôi chứ ko phải quá khó nhé)
2. Ngành chung chung
Là nghề mà nghe tên, kể cả học trong trường vài năm rồi vẫn không thể hiểu sau này ra làm cái gì. Rất nhiều ngành nghề ở FTU nó đang là thế. Tức là mỗi cái dạy một tý. Kế toán một ít, tài chính dạy một ít, marketing môt ít.....
Bản thân mình ngày xưa là học ngành chung chung ( anh xin phép ko nêu tên ngành). Và nói thật là càng học càng lú, càng học càng không hiểu là sau này mình ra làm cái gì nữa..... và mình tin nhiều bạn ở đây cũng đều cảm thấy thế.
Mỗi thứ dạy một ít và không chuyên sâu một cái gì cả. Nên hậu quả là NẾU CHỈ BIẾT HỌC TRÊN TRƯỜNG MÀ KHÔNG TÌM HIỂU BÊN NGOÀI THÌ KHẢ NĂNG THẤT NGHIỆP RẤT CAO. Có rất nhiều các bạn học các ngành chung chung xong cảm thấy thất vọng vô cùng. Nhiều bạn chê là FTU đào tạo chán, ko chuyên sâu một cái gì cả, chỉ quảng cáo là hay - Nhưng các bạn nên hiểu là đặc điểm của "ngành" bạn chọn nó là thế. Có học trường khác nhưng vẫn ngành đó thì nó cg vẫn vậy.
Nên các bạn sẽ thấy đầy bạn tốt nghiệp bằng xuất sắc nhưng vẫn kêu gào thất nghiệp hoặc sau nhiều năm ra trường vẫn ko ăn thua ( không phải tất cả). Lý do là bởi vì các bạn ấy là sản phẩm đào tạo của các ngành chung chung nên KHÔNG CHUYÊN SÂU MỘT CÁI GÌ CẢ.
VẬY GIẢI PHÁP LÀ GÌ : Nhưng cũng không hẳn là ngành chung chung nó không có điểm hay. Nếu bạn không biết mình thích cái gì hoặc chưa biết thì ngành chung chung cũng là giải pháp không tồi. Vì mỗi thứ nó dạy một tý, từ đó các bạn có cái nhìn tổng quan và từ đấy tự chọn cho mình một ngành nghề để đào sâu.
lấy ví dụ : bạn mình giờ làm giám đốc ở 1 NHTMCP. Hồi học trong trường thì bạn ấy học KDQT. Khi học môn về tài chính thì bạn ấy thấy thích nhất trong số tất cả các môn, nên bạn ấy quyết định theo nghề TCNH. Cơ mà ngành KDQT không dạy sâu về tài chính nên bạn ấy đã đi tìm các khóa học bên ngoài về ngân hàng để học, đồng thời đi làm thêm những công việc liên quan đến tài chính ngân hàng như sales tài chính, cộng tác viên cho NH,...- sau này ra trường appy làm NH và bây giờ rất thành công. - Tuy nhiên các bạn cần lưu ý là, vì bạn ấy xác định sau này làm ngân hàng nên trên trường ngoài những môn liên quan đến tài chính ( đúng định hướng) thì những môn khác bạn ấy chỉ học vừa phải thôi chứ không học nhiều để đỡ mất thời gian.
Đó, nên khi mà đặt câu hỏi là : có cần học nhiều không có câu trả lời chính xác hoàn toàn mà bon em cần tự hỏi mình là :
- Mình đang học ngành cụ thể hay ngành chung chung?
- Nếu học ngành cụ thể thì mình có thích cái mà mình đang học không? hay đã chọn sai.
NẾU BẠN THÍCH NGÀNH MÌNH ĐANG HỌC THÌ NÊN HỌC HÀNH TỬ TẾ.
- Nếu học ngành chung chung thì cần xác định được hướng đi để TỰ MÌNH ĐÀO SÂU THÊM KIẾN THỨC Ở MẢNG ĐÓ ( chứ đừng đợi trên trường dạy). CÒN NHỮNG THỨ KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG CỦA MÌNH CÓ THỂ HỌC VỪA VỪA THÔI.
Học nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là HỌC ĐÚNG CÁI MÌNH CẦN VÀ PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG CỦA MÌNH
3. Chốt nốt đoạn cuối : làm thế nào để tìm ra mình thích ngành nghề gì nhất :
- Cách tốt nhất là đi làm part time - tự mình trải nghiệm các công việc đó. em thích marketing chứ gì? em đi làm part time marketing đi, để kiểm tra xem mình có thích việc đó thật không, hay mình chỉ nghĩ thế thôi..... các công việc khác cũng thế, em nên tư đi làm thêm, tư mình trải nghiệm để hiểu rõ nhất, vì MỖI NGƯỜI KHÁC NHAU SẼ KHÁC NHAU, không ai giống ai đâu.
- Các thứ hai là tham gia các group chia sẻ kinh nghiệm về các ngành nghề. Các nghề như marketing, BA, logististic, ngân hàng,.... đều có các group mà các AC đi làm vào chia sẻ các vấn đề của họ. Bọn em có thể tìm và join vào, chăm chỉ đọc xem họ viết gì, từ đó để tìm hiểu xem mình có phù hợp không. Những Group thế này nhiều vô cùng
- Networking : follow hoặc tìm cơ hội trao đổi với các AC đi trước, người đang làm ở các ngành nghề để xin chỉ dẫn hoặc học hỏi từ góc nhìn của họ với ngành nghề đó...
- Tham gia các cuộc thi hồi SV như bản lĩnh marketer, logistic talent.... Những cuộc thi đó là cơ hội tìn hiểu các ngành nghề.
- Và cuối cùng là học hoặc đọc sách liên quan đến lĩnh vực mà em muốn tìm hiểu để xem mình có hứng thú hay không....
Trên đây là ý kiến giải thích của mình. Có thể nó chưa đúng hoàn toàn, nhưng chắc chắn là lời giải thích rõ ràng và đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết có thể giúp cho nhiều bạn.
(Lưu ý là ở đây mình mới chỉ phân tích đến vấn đề "Học" đơn thuần chứ chưa nói đến Kỹ năng các thứ )

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ebook (Free) : Bước từ trường học ra trường đời (UPDATE TẬP 3) -Cực kỳ hữu ích với Sinh viên kinh tế tìm hiểu kiến thức xã hội để bước vào đời & người mới đi làm cần tìm định hướng

Gửi những bạn mới ra trường - Phần 1 ( năm 2021)

NÊN CHỌN NGHỀ GÌ ĐỂ SAU CÓ TƯƠNG LAI...