NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT TỪ HỒI ĐI HỌC ĐỂ CÓ TƯƠNG LAI TỐT HƠN

 NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT TỪ HỒI ĐI HỌC ĐỂ CÓ TƯƠNG LAI TỐT HƠN


1. Phải có định hướng nghề nghiệp.


Thường những người ntn ra trường sẽ ngon ngay:


- Gia đình định hướng sau khi ra trường sẽ làm chỗ này chỗ kia..... và họ đã tính sẵn rồi ( cơ mà không phải ai cũng may mắn như thế)


- Họ xác định được loại công việc mà mình sẽ làm từ hồi SV như theo nghề Marketing, HR, xuất nhập khẩu,.... và họ đã đi làm thêm lĩnh vực đó tích lũy kinh nghiệm từ hồi SV


Còn những người ra trường sẽ bơ vơ là kiểu : sắp ra trường rồi vẫn không biết mình theo nghề nào. Mà các bạn phải biết là thị trường lao động giờ cạnh tranh rất khốc liệt. Bây giờ ai chả có bằng Đại Học. Nên nếu bạn không chuẩn bị trước, ôn thi từ trước thì làm sao xin được việc ngon?


Nhưng vẫn là câu hỏi cũ là làm thế nào để tìm được định hướng? - Trả lời là : bạn hãy đi làm thêm đi. Thử làm thêm về marketing, logistics, tài chính..... CHỈ CÓ ĐI LÀM BẠN MỚI BIẾT MÌNH THÍCH GÌ OR KHÔNG THÍCH GÌ ĐƯỢC.


Nhiều bạn rất buồn cười, cứ ngồi nhà mà nghĩ là " em thích cái này chứ không thích cái kia". Mình hỏi lại là :"em đã làm công việc đó bao giờ chưa? nếu chưa sao em biết là thích hay không thích???"


=> Vậy nên khi còn là SV hãy cố đi làm thêm thật nhiều vào. Mỗi công việc làm một tý để biết rằng mình thích cái gì hoặc ít nhất là biết mình phù hợp với kiểu nghề như thế nào nhất. Đừng làm mấy công việc vớ vẩn ko đem lại nhiều kỹ năng như đi dạy gia sư hoặc mấy việc bưng bê. Những việc đó chỉ đem lại thu nhập nhất thời chứ về tương lai nó là đốt thời gian và ko đem lại điều gì cả.


2. Nghề nào là dễ dàng nhất với dân FTU


  Nếu bạn học FTU mà sắp ra trường rồi vẫn không biết mình thích cái gì, hoặc đơn giản là bạn không biết nên theo nghề gì thì mình highly recommend các bạn chọn nghề "nhân viên xuất/nhập khẩu"


VÌ SAO?


  - Vì hầu hết các ngành của FTU cho dù là ngành nào thì cũng được học những môn cơ bản của XNK như: Giao dịch thương mại quốc tế, Thư tín thương mại (trong tiếng anh chuyên ngành),... hầu hết SV FTU khi tốt nghiệp đều biết Incoterms, đều biết LC hay TT nó là cái gì, hơn nữa đào tạo xnk thì FTU có thế mạnh từ trước rồi => Có kiến thức nền thì khi vào làm bạn thích nghi sẽ dễ hơn


- Có rất nhiều tiến bối FTU đi trước là trưởng phòng or trưởng bộ phận XNK hoặc là giám đốc công ty XNK, nên khi các bạn apply xin việc thì nhìn hồ sơ họ cũng sẽ có ưu ái hơn chút. Tất nhiên thi đỗ hay không vẫn tùy vào khả năng của bạn


3.  Phải có phương án dự phòng.


Giờ bạn nói bạn có đam mê, bạn đam  mê kinh doanh, đam mê marketing, đam mê tài chính và bạn theo đuổi nó.....


Nhưng có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi là : nếu mình kinh doanh thất bại thì sao? Nếu mình theo ngành Marketing nhưng ko xin đc việc tốt thì sao? Nếu mình ko thể xin đc việc tốt trong ngành tài chính thì sao???


Với kinh nghiệm của mình thì mình thì mình thấy là có rất nhiều bạn có định hướng sớm, nhưng ra trường vì nhiều lý do mà họ thất bại với định hướng đó ( điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, vì cuộc đời không ai biết trước được điều gì)


=> Vì vậy mình khuyên các bạn là nên chọn lấy ít nhất 2 ngành để ôn. 1 ngành bạn thích nhất và 1 ngành dự phòng để NÂNG CAO CƠ HỘI CỦA CHÍNH MÌNH.


Có rất nhiều bạn bè của mình ngày xưa họ không có phương án dự phòng. Có bạn ôn thi NH nhưng vào thời điểm ra trường thì lại đang khủng hoảng tài chính nên bên NH tuyển rất ít. Nên bạn đó đã phải ở nhà 2 năm trời vì không xin nổi việc.... đó thật sự là quãng thời gian dài khủng khiếp.....


Nên chốt lại Có định hướng, tìm đc CV mình thích cũng tốt nhưng đừng bảo thủ quá,  nên chọn ít nhất 2 ngành để ôn. Để nếu ko may mắn ngành này thì mình còn có ngành kia.


4. Nghĩ rằng ngành này ngành kia đã bão hòa rồi nên không theo.

 

Thỉnh thoảng có người này người kia hỏi mình là: em định theo marketing nhưng em thấy giờ trường nào cg dạy marketing, ai ai cũng đua nhau, em sợ ngành này bão hòa sau khó xin việc ạ....


Nhưng các bạn ạ, làm gì có ngành nào bây giờ là chưa bão hòa đâu? Các ngành nghề lớn như : tài chính - ngân hàng, xuất nhập khẩu, marketing, kế toán, kiểm toán giờ TRƯỜNG NÀO HỌ CŨNG DẠY chứ ko như ngày xưa. Ngày xưa FTU chỉ dạy mỗi XNK, bên HV Ngân hàng chỉ day mỗi ngân hàng,.... Giờ các trường đua nhau dạy thành ra cho dù là ngành nào cạnh tranh cũng cực kỳ cao.... nên chả có cái ngành nào là ngành ko bão hòa đâu.......


NHƯNG KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ CƠ HỘI....


Nói chuyện với bạn mình làm ở trưởng phòng nhân sự ở 1 NH nó kêu là mỗi lần tuyển dụng có 1 đống đứa ứng tuyển, cơ mà chả hiểu sao kỹ năng với cả nghiệp vụ cơ bản, kiến thức nền bọn nó kém thế không biết..... so với mình ngày xưa khéo kém hơn nhiều..... biết một tý thì nhận vào mới đào tạo được, chứ kém quá đào tạo vẫn vả lắm.


Hoặc bên cty bạn mình tuyển marketing cũng thế. Nó cũng kêu ai cũng kêu thất nghiệp cơ mà tuyển dụng với PV bao nhiêu chả tuyển được đứa nào.... tuyển được người làm được việc khó thật đấy.


=> Như các bạn thấy đó, dẫu cho thị trường lao động giờ khắc nghiệt nhưng có một sự thật đáng nói là những người có kỹ năng, những người có kiến thức nền tốt lại không nhiều.... Và đó chính là cơ hội cho bạn đó. Nếu các bạn thật sự muốn theo nghề gì đó thì hãy học và nghiên cứu nó MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC ĐỂ TĂNG CƠ HỘI CHO MÌNH


5. Không biết tận dụng các mối quan hệ


Nhiều bạn toàn kiểu xin việc theo kiểu ngày nào cũng lên các trang, các group tuyển dụng tìm việc sau đó rải bom hồ sơ..... nhưng các bạn quên là còn một nguồn khác các bạn có thể tận dụng, đó chính là các mối quan hệ của mình. Bạn có thể hỏi gia đình: bố mẹ. anh chị em, họ hàng, cô gì chú bác cậu mợ... hỏi bạn bè, hỏi các anh chị khóa trên, hỏi bất kỳ ai mà mình biết là : em/ cháu đang tìm việc ở ngành.... có ai biết chỗ nào tốt thì giới thiệu cho em/cháu với.....


Hoặc hỏi là em/cháu đang có định hướng theo ngành này nhưng không biết ôn như thế nào, cần chuẩn bị gì,... có ai biết thì chỉ cho em/cháu với....


Hãy vứt bỏ cái tôi cá nhân của bạn đi, đừng có ngại, ngại nó sẽ giết chết bạn đó. Thà có thể nhờ vả người này người kia có thể ngại, nhưng còn hơn là thất nghiệp. Thất nghiệp ở nhà lâu nhiều người chắc phát rồ lên đó :))


=> Hãy nhớ đừng quên TẬN DỤNG THẬT MẠNH CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỂ TÌM VIỆC.


Trên đây là kinh nghiệm của mình, hy vọng nó sẽ giúp ích cho một số bạn :)

Nhận xét

  1. Em thấy may mắn khi được biết đến anh qua FB Tuy chỉ là vô tình nhưng em nghĩ đó cũng là một cái duyên. Cảm ơn anh vì những kinh nghiệm thiết thực mà a đã chia sẻ với một người trẻ, một SV năm nhất còn đang loay hoay với con đường phía trước như em. Chúc anh luôn mạnh khoẻ và thành công nhé

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ebook (Free) : Bước từ trường học ra trường đời (UPDATE TẬP 3) -Cực kỳ hữu ích với Sinh viên kinh tế tìm hiểu kiến thức xã hội để bước vào đời & người mới đi làm cần tìm định hướng

Gửi những bạn mới ra trường - Phần 1 ( năm 2021)

NÊN CHỌN NGHỀ GÌ ĐỂ SAU CÓ TƯƠNG LAI...