VẤN NẠN DÂN NGOẠI THƯƠNG HAY NHẢY VIỆC ???

 VẤN NẠN DÂN NGOẠI THƯƠNG HAY NHẢY VIỆC ???


Chào cả nhà, về vấn đề này nó không phải là mới, mà nó tồn tại từ rất lâu qua rất nhiều thế hệ rồi. Thế giới càng ngày càng thay đổi, và có một điều chắc chắn là ai cũng biết rằng ngày nay không có ai làm một công việc cả đời cả - Nhảy việc là điều rất BÌNH THƯỜNG.
Tuy nhiên nhảy việc thế nào để không bị mang tiếng? Nhảy việc thế nào để không bị công ty cũ ghét? Hay nghĩ xa xôi hơn chút là nhảy việc thế nào để đỡ mang tiếng FTU, đỡ cho thế hệ sau họ không bị vạ lây?
Hôm nay mình sẽ nói đến vấn đề đó. Bản thân mình ra trường cũng lâu rồi, từ hồi SV đến giờ mình từng làm rất nhiều thể loại công việc, hay diễn đạt theo cách khác là từng nhảy rất nhiều nơi. Nhưng có một điều chắc chắn với các bạn là, những nơi mình từng làm, khi mình xin nghỉ ai cũng tiếc, Sếp nào cũng muốn giữ mình lại và bảo là "sao em lại nghỉ, ở đây CV rất tốt và mọi người ai cũng yêu quý em"
Thậm chí đến nỗi khi mình nghỉ ở một công ty này thì Sếp cũ của mình (Sếp của một công ty khác mình đã nghỉ rất lâu rồi) biết tin và anh ấy nhắn zalo cho mình là "Em nghỉ bên đó xong có dự định gì không? Hay em quay về làm Trưởng phòng xuất nhập khẩu cho anh đi". - Trước kia mình từng làm NV cho anh ấy, sau một thời gian mình đi làm những chỗ khác kinh nghiệm tốt hơn, anh ấy quý mình và muốn mời mình quay lại làm trưởng phòng.
Chình vì vậy mình muốn nói với các bạn là: NHẢY VIỆC LÀ BÌNH THƯỜNG, NHƯNG QUAN TRỌNG LÀ CÁI CÁCH MÀ BẠN CƯ XỬ VỚI CÔNG TY CŨ.
Hay nói theo một cách vui một chút thì nhiều bạn vẫn hay bảo là : Muốn biết một người có thật sự tử tế hay không, hãy xem cái cách mà họ cư xử, những gì mà họ nói với người yêu cũ khi chia tay....
Giờ quay lại chủ đề chính, sẽ có hai trường hợp bạn muốn nghỉ việc
1. Khi mới đi làm và thấy quá áp lực, thấy CV nó không phù hợp với mình nên nghỉ luôn từ lúc đầu
Điều này xảy ra rất nhiều, đăc biệt là những ai mới đi làm lần đầu. Và đặc biệt là với những bạn quanh năm chỉ biết quanh quẩn bên trường lớp hay sách vở thì khi ra đời một cái các bạn bị "shock" không thích nghi kịp.....
Nếu các bạn lên mạng, lên các group chia sẻ kinh nghiệm đi làm thì câu trả lời thường các bạn nhận được là "nên nghỉ để tìm CV khác phù hợp"
Vấn đề này mình có đề cập đến trong cuốn sách mình có post 1 lần lên group "Bước từ trường học đến trường đời " rồi.
Khi mình nói chuyện với bạn bè mình làm tuyển dụng + cả bạn bè làm GV tại FTU, và đối chiếu chính kinh nghiệm bản thân mình thì có một sự thật có thể các bạn không muốn chấp nhận, đó là : SV hay lớp trẻ ngày nay nếu so với trước kia thì có đk hơn và hiểu biết nhiều hơn, TUY NHIÊN về Ý THỨC & KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG so với thế hệ trước thì thua rất nhiều.
Có người bạn mình làm GV FTU từng nc với mình là: Nhiều đứa SV ý thức chán kinh khủng, làm cái tiểu luận bọn nó đi copy thì ok chấp nhận, nhưng copy còn không thèm đọc hay chỉnh sửa lại, nhiều đứa lỗn font vẫn in đem đi nộp, mở ra đọc bực hết cả mình. Giờ tớ mà đánh trượt chúng nó thì chúng nó lại đi nói xấu với chửi là "Cô này khó tính, không có tình người", nhưng thật sự ý thức quá kém.
Và đi làm mọi thứ cũng chả khá hơn: Nhiều bạn đi làm hôm đầu tiên chán - nghỉ. Đồng nghiệp xấu tính - nghỉ. Bị Sếp mắng - nghỉ.....
Cứ hơi động tý là nghỉ. Có nhiều bạn nghỉ xong block chặn hết toàn bộ sdt, zalo, facebook công ty. Có người nghỉ cũng chả thèm xin hay thưa gửi gì.
Mình từng biết 1 bạn SV nghỉ việc gửi mỗi cái mail xin nghỉ, sau đó block toàn bộ facebook của những người khác làm trong công ty. Mà đặc biệt là bạn đấy có vẻ là người rất ngoan hiền, tham gia clb năng nổ - hiểu theo nghĩa nào đó cũng khá năng động, nhưng thật không ngờ ý thức tệ đến vậy
Ngày nay các bạn có nhiều CV để lựa chọn hơn so với ngày xưa, nên đôi khi chúng ta không biết "trân trọng những cơ hội đó", cứ hơi tý là nghỉ.
Trong khi các bạn có xác định đc việc đi làm or đi làm thêm là để làm gì hay không ? Có hai mục đích:
- Một là tích lũy kinh nghiệm cũng như khả năng giao tiếp nơi công sở để sau này các bạn đi làm những chỗ khác đỡ bỡ ngỡ, quen với áp lực rồi
- Hai là để lấy cái ghi vào CV là em từng có x năm hoặc y tháng làm việc với vị trí.... tại công ty.......
Bây giờ các bạn cứ hơi tý là nghỉ thì CẢ HAI MỤC ĐÍCH KIA BẠN ĐỀU KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC.
Mình ok là nếu bạn gặp công ty lừa đảo hay công ty vớ vẩn thì nghỉ là đúng. Nhưng đa số các bạn nghỉ là do ý thức kém + không chịu được công việc. Và hệ quả của việc này sẽ là
- Một là chẳng thu được gì cả
- Hai là điều tệ nhất là sau này bạn đi làm việc khác, có thể cty mới ban apply sẽ biết việc bạn từng làm với công ty cũ..... Giờ trái đất tròn lắm, mình từng gặp rất nhiều người như thế rồi.... và tất nhiên là họ từ chối. Or nhìn tương lai xa hơn có thể bạn sẽ gặp lại cty cũ với vai trò là đối tác làm ăn, hoặc họ là người giới thiệu mối làm ăn, hoặc khách hàng tiềm năng cho bạn. Lúc đó bạn nghĩ liệu họ có muốn làm việc hay cộng tác với bạn hay không ?????
Vậy nên mình khuyên các bạn là, hãy biết quý trọng những nơi đầu tiên, nơi mà nhận các bạn vào làm việc, nơi mà họ chấp nhận bạn không có kinh nghiệm và họ hướng dẫn đào tạo bạn. Áp lực thì sao, chịu nhiều sẽ quen thôi, bạn chịu được 1 tháng thì sẽ thấy mọi thứ rất bình thường. Làm việc chậm thì cố gắng làm nhanh lên. Đồng nghiệp không ai nói chuyện với mình thì tìm cách bắt chuyện chủ động với họ. Sếp khó tính, không hướng dẫn mình thì mình chủ động hỏi Sếp để họ nói....... Đừng có hơi tý là nghỉ, hơi tý là bỏ. Nếu hơi có tý áp lực nhỏ nhoi ban đầu bạn còn không chịu được thì làm sao mơ mộng sau này được làm Sếp hay thành đạt đây?
2. Nghỉ khi tìm được nơi khác làm việc tốt hơn, hoặc cảm thấy nơi này mình có ở lại cũng không phát triển được.
OK - cái này mình rất đồng ý. Và bản thân mình cũng như thế. Nhưng các bạn hãy nhớ là CƯ XỬ THẾ NÀO CHO TỐT
Với kinh nghiệm cá nhân của mình thì mình chia sẻ với các bạn các bước làm như sau
- Viết đơn xin nghỉ, đến gặp trực tiếp nghỉ chứ đừng chat hay email hay gì. Đến gặp thể hiện sự tôn trọng với họ.
- Hứa và cam kết với họ sẽ bàn giao đầy đủ hỗ trợ người mới
- NHỮNG NGÀY CUỐI Ở CÔNG TY CÁC BẠN PHẢI NHIỆT TÌNH HƠN NGÀY THƯỜNG. Vì sao? Vì không như các bạn nhớ về ngy cũ đâu, khi nhớ về ngy cũ các bạn có thể sẽ nhớ về những kỷ niệm đẹp. Nhưng khi công ty họ nhớ về NV cũ họ chỉ nhớ về những cái xấu bạn từng gây ra cho họ mà thôi, bao nhiêu công lao có thể họ không nhớ. Mà đặc biệt là những ngày cuối cùng làm việc họ sẽ rất nhớ. Bản thân mình những ngày cuối luôn ở lại làm việc muộn nhất và mình bảo và giải thích vs đồng nghiệp vs Sếp là : "Em sẽ luôn cố gắng làm việc thật tốt các CV của công ty, cho dù em còn ở đây 1 tháng, 1 tuần hay một ngày em đều sẽ làm rất tử tế "- và mọi người ai cũng quý
- CHÚ Ý BÀN GIAO KÝ VĂN BẢN CHỨ KHÔNG BÀN GIAO MIỆNG : Khi bạn bàn giao lại giấy tờ, công việc, contact,.... mỗi cái bạn cần có văn bản bàn giao ký kết lại là bàn giao cho ai, bàn giao những gì - Nếu không sau này rất có thể Cty cũ họ sẽ vặn lại bạn. Đừng bàn giao miệng, vì lời nói có thể họ sẽ quên đi
-Tăng cười tương tác, nói chuyện hay đi ăn trưa cùng mọi người ở cty cũ
- Và ngày chia tay đã đến: Vào ngày cuối cùng mình hay mời mọi người cùng với sếp đi ăn. Hoặc là mình mua Pizza, bánh kẹo nước ngọt lên công ty mời mọi người ăn. Sau khi đó, cuối ngày mình đi chào từng nơi một. Mình chào Giám đốc, Phó Giám Đốc, chào phòng mình, mình đi gõ cửa từng phòng một: phòng kỹ thuật, phòng kế toán,.... để chào mọi người. Đồng thời mình post bài lên group công ty, hoặc gửi email toàn bộ công ty cảm ơn mọi người về thời gian làm việc đã qua, trong quá trình làm việc chắc chắn có nhiều sai sót mong mọi người thông cảm,....
Ở một số công ty mình còn mua quà lưu niệm tặng kỷ niệm.......
Đó là kinh nghiệm của mình........
Và như mình nói, thực tế mình nhảy cực kỳ nhiều, nhưng hầu như làm việc ở đâu cũng được lòng, lúc đi không ai ghét cả. Với có lần mình đang làm việc ở cty này. Sếp cty này tình cờ gặp Sếp cty cũ mình làm việc, và anh Sếp cty cũ khen mình hết lời. Sau đó về Sếp cty mới quyết định ngoài việc giao thêm 1 số việc quan trọng thì còn tăng lương cho mình luôn.
Vậy nên mình muốn nói với các bạn rằng, nhảy việc không phải là vấn đề các bạn cần phải lo lắng. Mà quan trọng là cách các bạn cư xử. Nó không hề khó, vấn đề là bạn CÓ MUỐN HAY KHÔNG, CÓ TẦM NHÌN XA HAY KHÔNG.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ebook (Free) : Bước từ trường học ra trường đời (UPDATE TẬP 3) -Cực kỳ hữu ích với Sinh viên kinh tế tìm hiểu kiến thức xã hội để bước vào đời & người mới đi làm cần tìm định hướng

Gửi những bạn mới ra trường - Phần 1 ( năm 2021)

NÊN CHỌN NGHỀ GÌ ĐỂ SAU CÓ TƯƠNG LAI...