KINH NGHIỆM XỬ LÝ VỚI NHỮNG CÔNG TY NỢ LƯƠNG, BÙNG LƯƠNG NGÀY TẾT

 KINH NGHIỆM XỬ LÝ VỚI NHỮNG CÔNG TY NỢ LƯƠNG, BÙNG LƯƠNG NGÀY TẾT



Việc các cty nợ lương, bùng lương ngày tết ở VN không phải là chuyện hiếm, tuy nhiên thật ra việc xử lý nó là rất khó. Tại sao ??

- Thứ nhất : là hợp đồng lao động đôi khi chỉ là giấy..... Trong hợp đồng cam kết gì không biết, cam kết không bao giờ nợ lương nhưng họ nợ thì cũng chả làm gì được

- Thứ hai : Pháp luật VN chưa đủ nghiêm minh để xử lý. Hỏi thẳng các bạn từng bị nợ lương có ai đi kiện cty cũ chưa ạ ? Chắc chắn là chưa. Vì sao ? Vì kiện rất khó và mất chi phí thuê luật sư không biết bao giờ mới xong, mà chi phí khéo bằng luôn cả tiền lương nợ......

Nên như mình nói thật sự là rất khó. Tuy nhiên không phải không có một số cách mà chúng ta có thể để làm giảm bớt vấn đề đó. Ở đây mình sẽ trình bày kinh nghiệm của mình, hi vọng sẽ hữu ích với ai đó

I. XÁC ĐỊNH NGAY TỪ ĐẦU CÁC CÔNG TY SẼ NỢ LƯƠNG TRONG TƯƠNG LAI ĐỂ NÉ TRƯỚC, KHÔNG NÊN LÀM LÂU DÀI

1. Sếp không sòng phẳng 

Ngay cả khi giai đoạn cty đang làm ăn tốt. Bạn có thể xem xem liệu sếp công ty đó có sóng phẳng với đối tác hay không ?Tiền hàng có trả đúng hạn hay không. Tất nhiên là cty nào nó chẳng muốn chiếm dụng vốn của người khác, nhưng cũng không phải ở mức độ chây ỳ mãi không trả.

Thường những cty sẽ có hay có kiểu thưởng KPI cho một số vị trí, quan sát xem Sếp có trả đúng hạn và đúng cam kết hay không? hay lúc đó lại lấp liếm.... bảo có gì tổng kết quý or tổng kết năm trả một thể xong lại ko thấy đâu....Chính vì thế bạn cứ để ý mà xem những cty không sòng phẳng dần các nhân viên kinh doanh giỏi hay phó giám đốc họ lại chạy ra ngoài làm riêng, mở chính cty khác cạnh tranh lại công ty cũ.... ( do sếp không sòng phẳng, không trả đúng năng lực lẽ ra họ đc hưởng)

Kể cả khi cty có làm ăn đc hay không, NHƯNG nếu sếp có dấu hiệu như vậy bạn nên suy nghĩ để tìm đường lui sớm

2. Sếp đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích công ty

Có rất nhiều cty hiện nay theo kiểu, đôi khi họ làm ăn tốt thì các Sếp ăn chơi quá trớn, đổi nhà to hơn, mua xe đẹp hơn .... tức là họ ưu tiên hưởng thụ cho bản thân mình hơn là đầu tư cho công ty. Tất nhiên là họ KHÔNG SAI. Tiền của họ, công ty của họ, họ kiếm được thì họ cứ tiêu thôi..... NHƯNG cách nhìn nhận sai lầm đó có thể dẫn đến khó khăn cho họ trong tương lai.  Ví dụ sếp cũ công ty mình, cứ mỗi khi làm ăn đc ông lại đổi cái nhà mới, trong khi tiền đầu tư cho cty thì không có lại phải đi vay.... và cuối cùng dẫn đến ....

Mình quan sát rất nhiều đơn vị làm ăn rồi. Những đơn vị làm ăn được lâu dài và uy tín đa số các Lãnh đạo của họ đều nhìn rất xa và có những khoản dự phòng đầu tư cho công ty của họ trước khi nghĩ đến tiêu sài của bản thân......


NẾU CÔNG TY BẠN ĐANG LÀM VẪN PHÁT TRIỂN TỐT, NHƯNG SẾP CÓ HAI ĐẶC ĐIỂM TRÊN THÌ BẠN NÊN SUY NGHĨ ĐƯỜNG LUI, VÌ DÙ SAO CHẶN TRƯỚC KHI NÓ XẢY RA VẪN TỐT HƠN NHIỀU SO VỚI BỊ ĐỘNG CHỜ ĐỢI

II. NẾU ĐÃ LỠ RƠI VÀO HOÀN CẢNH ĐÓ -BỊ NỢ LƯƠNG MÀ TẾT SẮP ĐẾN

1. Xin nghỉ sớm nhất có thể

Đừng cố bám mãi con tàu đắm, đừng kiểu cố hi vọng làm thêm môt thời gian để lấy nốt lương, khả năng đó rất khó..... và thật sự đôi khi càng chờ đợi các bạn càng bị nợ nhiều hơn ....

2. Xin nghỉ nhưng SẴN SÀNG GIÚP CÔNG TY TRONG LÚC CHƯA CÓ NGƯỜI 

Cần nhẹ nhàng, cũng bảo là em thông cảm với công ty..... và sẽ hết sức giúp đỡ trong khoảng thời gian cty chưa có người thay. Đồng thời trong giai đoạn mà cty còn cần đến bạn thì bạn nên TRANH THỦ ĐÒI LƯƠNG....  

3. XIN TẠM ỨNG LƯƠNG CHỨ KHÔNG ĐÒI TOÀN BỘ

Rất khó có chuyện bạn đòi được 100% lương, thật sự là thế. Cái bạn có thể làm là xin TẠM ỨNG MỘT PHẦN,  và nhớ là nên thật nhẹ nhàng..... lấy lý do là hoàn cảnh gia đình khó khăn bla bla.... để họ thương cảm chứ đừng nặng lời các thứ. Bảo là em biết cty khó khăn nhưng gia đình em cg cần tiền quá nên giúp được em đồng nào em tạm ứng trước.....

NHỚ LÀ XIN TẠM ỨNG CHỨ KHÔNG ĐÒI TOÀN BỘ, VÌ BẠN ĐÒI TOÀN BỘ RẤT DỄ BỊ TỰ CHỐI, ĐẶC BIỆT VỚI AI BỊ NỢ LƯƠNG NHIỀU.....

4. Khi nhẹ nhà không được, mà ngày tết thì đến sát rồi....

Giờ đến lúc khó hơn, nên việc bây giờ ban có thể làm là

- Nói chuyện nhờ những sếp khác trong công ty ( ngoài giám đốc) có thể là phó giám đốc or trưởng phòng gì đó.... cũng trình bày khó khăn các thứ mong họ tác động giúp đỡ hoặc MONG CHÍNH BẢN THÂN MÌNH GIÚP ĐỠ. Mình từng biết có nhiều phó giám đốc, trưởng phòng rất tốt bụng họ TÌNH NGUYỆN bỏ tiền túi của mình ra để trả lương thay giám đốc......

- Đến cty thường xuyên gặp để đòi.....

Hết các cách này thì chỉ còn cách đe dọa, đòi nợ, dọa bóc phốt các thứ thôi.....

Nhưng đáng tiếc với nhiều ông chây ỳ thì thật sự là không có cách nào cả...... Chứ thật sự mình cg rất ghét nhiều Cty bóc lột sức lao động của NV rồi bùng lương thưởng........Nên tốt nhất là các bạn nên chọn là ngăn chặn ngay từ đầu ....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ebook (Free) : Bước từ trường học ra trường đời (UPDATE TẬP 3) -Cực kỳ hữu ích với Sinh viên kinh tế tìm hiểu kiến thức xã hội để bước vào đời & người mới đi làm cần tìm định hướng

Gửi những bạn mới ra trường - Phần 1 ( năm 2021)

NÊN CHỌN NGHỀ GÌ ĐỂ SAU CÓ TƯƠNG LAI...